Restaurant Manager là gì? Nhiệm vụ của Quản lý nhà hàng?

 


Quản lý nhà hàng là vị trí nào?



Một trong những vị trí hết sức quan trọng trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn là Quản Lý Nhà Hàng. Quản Lý Nhà Hàng là người đóng vai trò là bộ mặt cho cả tổ chức, chịu trách nhiệm điều hành, kiểm soát, và theo dõi các hoạt động trong các nhà hàng, khách sạn. Quản lý nhà hàng là người chịu trách nhiệm quản lý và vận hành các hoạt động liên quan đến tổ chức nhà hàng, khách sạn hàng ngày. Bên cạnh đó, Quản lý nhà hàng còn là người hỗ trợ nhà hàng, khách sạn kiểm soát các chi phí, hoàn thành các mục tiêu về lợi nhuận được đề ra nhằm đảm bảo được chất lượng sản phẩm, dịch vụ đến với các khách hàng, giải quyết các yêu cầu, khiếu nại, phản hồi từ khách hàng đồng thời đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu hằng ngày của nhà hàng, khách sạn.  

Đây là một vị trí quan trọng trong các nghề nhà hàng, khách sạn tại Việt Nam. Vì tính chất công việc, nên phúc lợi của vị trí này rơi vào tầm khá và cũng là mục tiêu nghề nghiệp của các ứng viên đang tìm việc làm ngành nhà hàng khách sạn tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội,.. Đặc biệt tại Hufr, chúng tôi luôn tự hào là nguồn cung cấp nhân sự chất lượng và tài năng cho các nhà tuyển dụng và các nhà hàng khách sạn lớn tại Việt Nam. 


Công việc của Quản lý nhà hàng bao gồm những nhiệm vụ nào? 


Công việc chính của Quản Lý Nhà Hàng đòi hỏi rất nhiều thử thách đặt ra


Trách nhiệm và nhiệm vụ hàng ngày của một Quản Lý Nhà Hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đến từ các loại doanh nghiệp hoặc mô hình kinh doanh khác nhau, nhưng phần lớn sẽ tập trung vào các việc quản lý và vận hành nhà hàng như: theo dõi và hỗ trợ vận hành các công việc chuẩn bị thực phẩm, kiểm soát chất lượng và kiểm tra chất lượng và kích thước của khẩu phần, sắp xếp kho, đặt hàng thức ăn và đồ uống, bảo trì thiết bị, giữ gìn sức khỏe và các biện pháp phòng ngừa an toàn, đảm bảo nhà bếp và khu vực ăn uống được làm sạch theo các tiêu chuẩn nhất định, lưu giữ hồ sơ và giải quyết các vấn đề của nhân viên hoặc khách hàng.

Tùy thuộc vào đặc thù của doanh nghiệp, đôi khi Quản Lý Nhà Hàng sẽ chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ khác nhau. Đồng thời, Quản Lý Nhà Hàng cũng sẽ đảm nhiệm thêm vai trò tuyển dụng nhân viên nhà hàng, khách sạn, phỏng vấn và đào tạo các nhân lực mới. Các công việc điều hành, sắp xếp khác như lịch làm việc, tạo động lực làm việc cho các nhân viên, theo dõi ca làm việc, tính lương và tiền thưởng hàng ngày. 

Ngoài ra, các kỹ năng quan trọng khác đòi hỏi người Quản Lý Nhà Hàng thành thạo chính là khả năng tư vấn khách hàng, dịch vụ khách hàng. Vì sau tất cả, mục đích chính của chăm sóc khách hàng là khiến khách hàng ghé thăm nhà hàng thêm lần nữa. 

Do đó, điều quan trọng là khách hàng luôn nhận được sự phục vụ nhanh chóng với phong thái làm việc chuyên nghiệp và thân thiện. Vì lý do đó, người Quản Lý Nhà Hàng cần có đủ nhân viên để khách hàng không phải chờ đợi một cách không cần thiết. Cho dù khách hàng có vô lý đến đâu, người Quản Lý Nhà Hàng cần phải có chuyên môn và sự kiên nhẫn để giải quyết bất kỳ vấn đề nào. 

Tóm lại, những nhiệm vụ chính của Quản Lý Nhà Hàng vẫn là thuê, đào tạo và giám sát nhân viên trong nhà hàng, sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên để đảm bảo bố trí nhân viên phù hợp. Ngoài ra, các hoạt động vận hành như theo dõi mức tồn kho của thực phẩm, vật tư và thiết bị, dự báo nhu cầu và giám sát việc đặt hàng khi cần thiết, làm chủ ngân sách và các phương pháp kiểm soát chi phí để giảm thiểu chi phí. Quản Lý Nhà Hàng cũng cần bồi dưỡng thêm các kỹ năng mềm như giải quyết nhu cầu, nhận xét và khiếu nại của khách hàng. Các thủ tục về việc tuân thủ và thực thi các quy định đối với nhân viên về các tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn và vệ sinh cũng cần được Quản Lý Nhà Hàng kiểm soát một cách chặt chẽ.


Các kỹ năng và điều cần thiết để trở thành một Quản Lý Nhà Hàng thành công?


 



Dựa vào đặc thù nghề Quản Lý Nhà Hàng, các thử thách luôn là những điều mới mẻ và đòi hỏi khối lượng kinh nghiệm trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng với vị trí quản lý, thường từ 3-5 năm kinh nghiệm trong ngành dịch vụ thực phẩm và đồ uống. Để quản lý được các doanh nghiệp kinh doanh mảng F&B, Quản Lý Nhà Hàng cần có các kiến thức sâu rộng về thực phẩm và đồ uống (F&B), có khả năng nhớ và nhớ lại các thành phần và món ăn để thông báo cho khách hàng và nhân viên phục vụ. Ngoài ra, thành thạo việc sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng công nghệ cũng là một kỹ năng cần học đối với các ứng viên có dự định tìm việc làm nhà hàng, khách sạn. 

Để trở thành một Quản Lý Nhà Hàng thành công vượt mong đợi, ứng viên cần có các kỹ năng mềm khác như kỹ năng lãnh đạo, có thể thúc đẩy tinh thần tập thể và quản lý nhân lực trong suốt quá trình làm việc hay trong thời gian khó khăn. Các kỹ năng khác như quản lý tài chính hoặc tính tổ chức và định hướng chi tiết cũng sẽ là những vũ khí đắc lực giúp cho nhà quản lý kiểm soát tốt công việc hàng ngày của mình. 


Mức thu nhập và quyền lợi khi trở thành nhà Quản Lý Nhà Hàng ? 



Yêu cầu cao cộng thêm yếu tố áp lực nghề nghiệp nên phúc lợi và chế độ đãi ngộ của vị trí này là khá cao. Ngoài các chế độ phúc lợi như các ngày nghỉ lễ hàng năm, các cơ hội học hỏi trong nghề nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, Quản Lý Nhà Hàng còn có mức lương thưởng dao động từ 15 triệu đến 45 triệu một tháng, tùy vào quy mô và doanh thu của doanh nghiệp. Bên cạnh mức lương cơ bản được nhận, Quản Lý Nhà Hàng, đặc biệt trong các nhà hàng được đánh giá từ 4 đến 5 sao sẽ được nhận thêm các khoản thù lao bên lề khác như service charge, tiền boa như các nhân viên khác. Vì thế, mức lương này chính là điều hấp dẫn lôi cuốn rất nhiều người tìm việc đặc biệt là những ứng viên quan tâm đến tìm việc làm nhà hàng khách sạn. 

Nếu bạn vẫn còn đang dự định ứng tuyển hoặc tìm các cơ hội tuyển dụng vị trí nhà hàng khách sạn, đừng do dự hãy gửi CV cho Hufr ngay bây giờ nhé! Đăng ký tài khoản miễn phí với Hufr và nhận ngay các cơ hội nghề nghiệp nhà hàng khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội ngay hôm nay! 






Bạn đang làm việc trong lĩnh vực khách sạn? Chúng tôi đang tuyển dụng cho tất cả các vị trí