Chiến lược kinh doanh dành cho các nhà hàng ở Việt Nam thời kỳ hậu Covid-19

Ngoài việc đe dọa đến tính mạng của hàng triệu người trên toàn cầu, Covid-19 cũng là tiền đề cho những thay đổi căn bản về thói quen sinh hoạt và ăn uống của người dân trên khắp cả nước. Trong bài viết này, Hufr sẽ cùng các bạn phân tích những chiến lược phù hợp cho các nhà hàng để phát triển bền vững sau đại dịch. Bài viết cũng sẽ cung cấp những góc nhìn hữu ích cho các bạn đang muốn tìm việc làm trong các nhà hàng nói chung và việc làm trong ngành F&B nói riêng.



Ảnh hưởng của Covid-19 lên người bán và người mua



Năm 2020 và 2021, cả nước

c ta thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của nhà nước về cách ly và giãn cách xã hội. Ở thời điểm đó, vấn đề về ăn uống trở nên hết sức khó khăn cho cả người bán lẫn người mua.




Có những thời điểm các nhà hàng, quán ăn buộc phải đóng cửa để phòng tránh việc tụ tập nơi đông người. Ngay cả khi được chính quyền cho phép mở bán, lượng khách cũng giảm rõ rệt vì mọi người đều sợ lây bệnh và không dám ngồi lâu ở bên ngoài. Hậu quả của điều này là các nhân viên nhà hàng bị buộc phải thôi việc. Những người vốn có dự định trước đó về tìm việc làm trong các nhà hàng phải chuyển hướng sang công việc khác. Chủ doanh nghiệp thất thu và đứng trước nguy cơ phá sản.


Không chỉ doanh nghiệp mà chính khách hàng cũng chịu ảnh hưởng lớn từ việc cách ly. Các kết quả nghiên cứu cho thấy 60% người dân không thích tự nấu ăn mà thích gọi các món đã được chế biến sẵn. Vì lệnh giãn cách và hạn chế đi lại nên rất nhiều người không thể gọi đồ ăn như trước và phải tự chuẩn bị bữa ăn cho mình. Tuy nhiên, trong thời gian này, rất nhiều gia đình vì phải trông con và đảm bảo chất lượng công việc như làm việc trực tiếp nên không có đủ thời gian chuẩn bị bữa ăn cho gia đình. Bên cạnh đó, việc đi mua nguyên liệu, thức ăn cũng kém đa dạng hơn trước đây do lệnh hạn chế đi lại.


Trong hoàn cảnh như vậy, các nhà hàng, quán ăn nhỏ đã chủ động chuyển sang mô hình Take-away tại chỗ hoặc online hoàn toàn. Khách hàng sẽ trực tiếp đến và mua đồ ăn tại quán để mang về hoặc đặt hàng trực tiếp thông qua các ứng dụng gọi đồ ăn như Shopee Food (tên gọi cũ là Now), GoFood, GrabFood. Việc đẩy mạnh truyển thông trên mạng xã hội và tìm kiếm những ý tưởng truyền thông tới khách hàng cũng trở nên phổ biến với các nhân viên có việc làm trong các nhà hàng. 


Covid-19 đã thay đổi hành vi của người bán và người mua như thế nào?



Như đã nói ở trên, sự chuyển đổi từ bán hàng tại quán sang bán hàng online và bán đồ mang về đã trở thành giải pháp duy nhất cho tình hình cách ly bấy giờ. Chính những trải nghiệm này đã biến cho cho việc bán đồ ăn online và take-away từ lựa chọn trở thành hành vi và thói quen mới cho cả người bán lẫn người mua.


Các câu chuyện được chia sẻ trên các trang mạng xã hội cho thấy việc đặt món trực tuyến mang lại rất nhiều lợi ích. Người dùng không cần phải lo lắng về việc chuẩn bị món hay dọn dẹp sau khi ăn và thậm chí còn có thêm thời gian để xứ lý công việc hoặc chăm sóc gia đình. Các chủ nhà hàng giải quyết được vấn đề vắng khách và tiết kiệm được rất nhiều chi phí mặt bằng và thuê nhân viên.


Việc làm trong ngành F&B nói chung và việc làm trong nhà hàng nói riêng cũng có sự thay đổi đáng kể. Trước hết, xu hướng này tạo việc làm cho rất nhiều nhân viên giao hàng của các ứng dụng gọi món. Thực tế, nghề shipper trở thành một nghề “hot” đối với việc làm trong ngành F&B. Bên cạnh những việc làm trong các nhà hàng trước đó như bồi bàn hay lau dọn, việc làm trong ngành F&B cũng trở nên đa dạng hơn, với nhu cầu nhân lực ở các vị trí như Food Blogger, Admin quản lý các nhóm và cộng đồng Review đồ ăn trên mạng xã hội, nhân viên lên ý tưởng truyền thông, v.v. 


Bên cạnh đó, vì lý do an toàn nên trong giai đoạn này mọi người đều có xu hướng sử dụng các ứng dụng thanh toán như Momo, Zalo Pay hoặc Shopee Pay để hạn chế tiếp xúc. Thực tế, khảo sát tháng 12/2021 từ PwC cũng cho thấy hậu đại dịch, 41% người được hỏi cho biết họ mua sắm hàng ngày/ hàng tuần qua điện thoại, tăng 3% so với tháng trước và gấp gần 4 lần so với 5 năm trước đó.




Các chiến lược kinh doanh mới cho thời kỳ hậu Covid-19



Như đã phân tích ở trên, kể cả khi đại dịch Covid kết thúc thì việc đặt đồ ăn online, mua đồ take-away hay thanh toán không cần tiền mặt đã được khách hàng đón nhận như là một thói quen tiêu dùng mới của mình. Nhờ đó, các chủ nhà hàng có thể đưa ra những chiến lược sau để có thể phát triển kinh doanh:

1. Đầu tư và tái đầu tư cho kênh bán hàng online


Doanh nghiệp cần xây dựng website bán hàng, cung cấp thông tin đầy đủ về thực đơn, giá món, các chi nhánh bán hàng.

2. Xây dựng hình ảnh và thương hiệu riêng cho doanh nghiệp của mình


Đại dịch khiến mọi người quan tâm hơn những vấn đề về sức khỏe, bởi vậy, một trong những cách xây dựng hình ảnh tốt nhất chính là thể hiện cách thông điệp tích cực nhằm nâng cao sức khỏe của khách hàng. Bên cạnh đó, cũng cần có sự đầu tư mạnh vào bao bì, nhãn mác, khiến khách hàng có ấn tượng tốt về hình ảnh thương hiệu. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các ý tưởng truyền thông sáng tạo, có thể gây ra hiệu ứng truyền thông mạnh trên cộng đồng mạng.

3. Đa dạng kênh phân phối


Bán hàng tại chỗ, take-away, order qua các ứng dụng đặt hàng.

Bạn đang làm việc trong lĩnh vực khách sạn? Chúng tôi đang tuyển dụng cho tất cả các vị trí