Floor Supervisor là gì?

Floor Supervisor là gì?

Floor Supervisor là một vị trí quản lý cấp trung, thường làm việc tại các khách sạn, nhà hàng. Họ sẽ báo cáo cho một thành viên của quản lý cấp cao, chẳng hạn như Housekeeping Supervisor, Restaurant Manager. Ngoài ra, Floor Supervisor có nhiệm vụ giám sát và đào tạo nhân viên trong khi đảm bảo hoạt động đáp ứng các tiêu chuẩn do ban giám đốc công ty đề ra.

Nếu khách hàng có khiếu nại hoặc yêu cầu nào, Floor Supervisor sẽ can thiệp và giải quyết vấn đề. Floor Manager còn giải quyết mọi nhu cầu của khách hàng có và xử lý bất kỳ yêu cầu đặc biệt và đặc quyền nào được cung cấp cho khách VIP. Floor Manager đóng vai trò quản lý, giám sát các nhân viên khác và đảm bảo mọi người làm việc cùng nhau để giữ cho bộ phận hoặc tổ chức hoạt động trơn tru. Tại một khách sạn, họ có thể giám sát nhân viên phục vụ phòng, trong khi tại một cửa hàng bán lẻ họ có thể quản lý các cộng tác viên bán hàng. 

Trong ngành Khách sạn, Floor Supervisor là thuật ngữ chỉ Giám sát tầng, chịu trách nhiệm vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khu vực làm việc và phục vụ khách tại khách sạn. Floor Supervisor giám sát hoạt động của nhân viên Buồng phòng, đảm bảo chất lượng phục vụ tại phòng lưu trú của khách.


Công việc của Floor Supervisor bao gồm những gì?

Thực hiện theo tiêu chuẩn và dịch vụ của Nhà hàng, Khách sạn để tăng doanh số, giảm thiểu chi phí hoạt động

Hoạt động giám sát của Floor Supervisor diễn ra trong một khu vực nhất định:

Đối với các Khách sạn: Floor Manager giám sát hoạt động của nhân viên Buồng phòng, hỗ trợ Quản lý Buồng phòng, công tác vệ sinh tại các tầng được giao. Hàng ngày trực tiếp phân chia và giám sát công việc của nhân viên buồng phòng thuộc tầng quản lý – chịu trách nhiệm về hiệu suất làm việc và chất lượng công việc của nhân viên tầng tại các khu vực theo phân công – đảm bảo toàn bộ hoạt động đều được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn đã đặt ra của khách sạn.

Đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống: Floor Supervisor giám sát và chỉ đạo hoạt động của nhân viên tại khu vực ăn uống, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đồng phục gọn gàng, chỉnh tề và tác phong phục vụ có chuyên nghiệp và làm hài lòng khách hàng hay không 

Floor Supervisor cũng tham gia và hỗ trợ Manager trong các quyết định tuyển dụng, đặt lịch làm việc cho nhân viên, đào tạo nhân viên mới và hiện tại và xác định nhân viên nào nên được thăng chức, khiển trách hoặc sa thải.

Thực hiện các thủ tục về xử lý tài sản thất lạc, kiểm soát chất lượng các trang thiết bị, tiện nghi trong phòng khách, báo cáo các vấn đề cho Bộ phận Bảo trì/Kỹ thuật để xử lý nếu có.

Xử lý tình huống khi phát sinh vắng mặt của nhân viên để đảm bảo công việc hoàn thành và hoạt động của doanh nghiệp diễn ra tốt đẹp.

Tuân thủ các quy định về an ninh, Luật về sức khỏe và an toàn, phòng cháy chữa cháy.


Một Floor Supervisor cần có những kỹ năng và phẩm chất gì?

Có khả năng tổ chức, tỉ mỉ và kỹ năng quản lý thời gian, phần lớn Floor Supervisor phải tổ chức và phân công nên cần khả năng xử lý công việc hợp lý đảm bảo hoạt động diễn ra thuận lợi và tuân thủ theo đúng quy định của Nhà hàng, Khách sạn,...

Có khả năng giao tiếp tốt, chịu được áp lực vì Floor Supervisor phải tiếp xúc với khách và nhân viên thường xuyên, vì thế nên biết lắng nghe và giải quyết các yêu cầu, phản hồi bằng các hành động thích hợp và cung cấp thông tin chính xác. Một người quản lý phải luôn giữ bình tĩnh và cảnh giác, đặc biệt là trong tình huống khẩn như một hình mẫu cho nhân viên và nhân viên khách sạn khác.

Floor Manager tại các nhà hàng, quán ăn nên có kiến thức cơ bản về F&B.

Dự báo và lập báo cáo doanh thu tháng và hoạt động hàng ngày cho cấp trên.

Khả năng làm việc nhóm linh hoạt và thực hiện nhiều nhiệm vụ hiệu quả cùng một lúc, phối hợp với các nhân viên, phòng ban một cách hiệu quả. 

Có khả năng ngoại ngữ, bằng cấp, chứng chỉ về Quản lý Khách sạn, Nhà hàng là một điểm cộng.


Thu nhập của Floor Supervisor là bao nhiêu?

Với một vị trí quản lý ở Nhà hàng, Khách sạn,.. đòi hỏi kỹ năng và áp lực lớn thì mức thu nhập trung bình khá cao, ngoài ra còn phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của ứng viên cũng như quy mô của đơn vị kinh doanh, nhìn chung là khá đa dạng rơi vào khoảng 8-12 triệu đồng/tháng.

Thực tế, vị trí Floor Supervisor chỉ phổ biến trong các khách sạn quy mô 4-5 sao, nơi yêu cầu cao tiêu chuẩn dịch vụ và khối lượng công việc cũng như số lượng nhân viên lớn; những khách sạn quy mô nhỏ thì đa phần chỉ có Giám sát buồng (Housekeeping Supervisor)

Ngoài lương cứng, Floor Supervisor còn nhận được service charge đáng kể khi làm việc tại các nhà hàng, khách sạn 4 sao hay 5 sao, có rất nhiều chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên vị trí này. Các chế độ đãi ngộ theo luật và chính sách mà nhân viên có thể nhận được bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thưởng lễ tết, nghỉ dưỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ,…

Bạn đang làm việc trong lĩnh vực khách sạn? Chúng tôi đang tuyển dụng cho tất cả các vị trí